Khái niệm Chủ_nghĩa_Xã_hội_thế_kỷ_XXI

Cuốn sách đầu tiên có tựa là Chủ nghĩa Xã hội thế kỷ XXI là của Alexander Buzgalin, một nhà Marxist người Nga vào năm 1995, và được dịch ra tiếng Tây Ban Nha năm 2000. Cuốn sách của Heinz Dieterich, giáo sư người Đức dạy tại đại học Mexico, xuất bản một năm sau đó tại Venezuela[6] nhưng từ ngày 30 tháng 1 năm 2005 phổ biến hơn, một phần là nhờ tổng thống Venezuela, Hugo Chávez, đã đề cập tới tại Diễn đàn Xã hội Thế giới lần thứ 5.

Mô hình của Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI chỉ dựa một phần vào Triết học và lý thuyết kinh tế Mác. Đặc biệt, nền kinh tế tương đương (Economy of Equivalence) là từ một tác giả phi Mác-xít, nhà khoa học Bremen Arno Peters, đã làm nên tên tuổi của ông như là nhà địa lý và sử gia, trước khi ông phát triển lý thuyết về nền kinh tế tương đương (Äquivalenzökonomie).

Và cả các phương pháp cho sự phát triển của nền dân chủ hướng tới một sự tham gia trực tiếp của các công dân thực sự không là tư tưởng Marx, nhưng là một cách tiếp cận lý thuyết dân chủ. Như vậy sự phối hợp các lý thuyết có nguồn gốc khác nhau của Dieterich thành chủ nghĩa xã hội trong thế kỷ XXI có tính cách chiết trung hơn là theo chủ nghĩa Marx.

Heinz Dieterich nói tới trong cuốn sách của ông "chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI" về luận án của Karl Marx, lịch sử của nhân loại là lịch sử của đấu tranh giai cấp. Dieterich phân tích trên tiền đề này, kinh nghiệm hiện tại với chủ nghĩa tư bản và xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu mà không còn tồn tại. Cả hai phương pháp không thể giải quyết những vấn đề cấp bách của nhân loại, chẳng hạn như nghèo đói, áp bức, phá hủy các nguồn lực và sự tham gia thực sự của người dân trong việc đưa ra những quyết định trong các nền dân chủ.

Trọng điểm tư tưởng của Dieterich là một yếu tố thiết yếu của lý thuyết tương đương, theo đó sự đóng góp của một người để thu thập và nâng cao sự thịnh vượng trong xã hội không còn được đo theo giá trị trao đổi (= tiền, vốn), mà dựa trên sự cung cấp lao động. Theo đó, một giám đốc hay là chủ sở hữu của một nhà máy chỉ được trả tiền nhiều hơn một trong những anh công nhân, nếu ông đã bỏ ra nhiều thời gian hơn để làm việc. Ở Đức đã có các nhóm trong không gian riêng tư, đang cố gắng để thực hiện điều này.

Ý tưởng cốt lõi thứ hai của Dieterich đề cập đến khả năng được cung cấp bởi Internet cho nền dân chủ: Lần đầu tiên trong lịch sử của nhân loại mỗi người có thể có tất cả các thông tin có sẵn, mà họ cần cho các quyết định chính trị. Không tốn thêm chi phí hoặc trì hoãn, bất cứ loại chính trị quan trọng nào có thể được quyết định với sự tham gia của tất cả các công dân thông qua Internet. Tất cả các lý luận cho tới bây giờ chống lại dân chủ trực tiếp như sự thiếu hiểu biết của người dân, tốn thêm chi phí và chậm trễ bất lợi của các quyết định sẽ trở nên lỗi thời theo Diedrich nhờ có Internet. Do đó theo ông không còn lý lẽ lôgic chống lại dân chủ trực tiếp (Basisdemokratie) hay dân chủ có sự tham gia (Partizipative Demokratie), ngoại trừ vấn đề quyền lực.